Nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bình Phước năm 2024 gặp khó.

Thứ năm - 05/12/2024 22:23
Nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bình Phước năm 2024 gặp khó.
Với vị trí địa lý quan trọng, tiềm năng, lợi thế đa dạng, phong phú và không gian phát triển lớn, Bình Phước xác định nông nghiệp là một trong 03 ngành kinh tế quan trọng giai đoạn 2021 - 2030. Trong đó, tỉnh thu hút nguồn lực xã hội hóa để phát triển các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa lớn với hình thức tổ chức và kỹ thuật hiện đại, công nghệ cao theo chuỗi giá trị, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu quả cao, sinh thái và bền vững.
Năm 2024, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước gặp nhiều khó khăn, thách thức. Diện tích gieo trồng cây hàng năm ước đạt 23.916 ha, giảm 3,18% (giảm 787 ha) so với năm 2023, đạt 98,6% kế hoạch năm. Diện tích cây công nghiệp lâu nămcây ăn quả của tỉnh hiện có 436.689 ha. Cây công nghiệp lâu năm 419.410 ha, giảm 2.372 ha so với cùng kỳ năm 2023, đạt 101,76% gồm: Cây điều 149.520 ha, giảm 127 ha so với cùng kỳ năm 2023; cây tiêu 12.878 ha, giảm 74 ha so với cùng kỳ năm 2023; cây cao su 242.588 ha, giảm 2.170 ha so với cùng kỳ năm 2023; cây cà phê 14.020 ha, tăng 07 ha so với cùng kỳ năm  2023. Cây ăn quả các loại 17.279 ha, giảm 103 ha so với cùng kỳ, đạt 90,62% kế hoạch năm. Năng suất và sản lượng cây điều, cây tiêu giảm do thời tiết nắng nóng kéo dài; sản lượng điều thu hoạch ước đạt 153.113 tấn, giảm 42.144 tấn so với năm 2023, sản lượng tiêu ước đạt 22.616 tấn, giảm 874 tấn so với năm 2023; đã tác động rất lớn đến tăng trưởng của ngành nông lâm thủy sản, ước năm 2024 tốc độ tăng trưởng 5,1% so với năm 2023 (kế hoạch đề ra tăng 7,83%). Công tác bảo vệ thực vật tiếp tục được quan tâm nên thiệt hại do sâu bệnh ở mức độ nhẹ, ảnh hưởng không đáng kể đến sinh trưởng và phát triển các loại cây trồng. Xây dựng mã số vùng trồng, trên địa bàn tỉnh hiện có 77 mã số vùng trồng được xuất khẩu chính ngạch với diện tích 4.503 ha và 09 cơ sở đóng gói.
Hiện, tổng diện tích cây lâu năm của tỉnh đạt 438.689ha. Trong đó, vùng sản xuất tập trung chủ yếu trên cây cao su, điều đã tạo ra nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến; các vùng sản xuất tập trung cây ăn trái và chăn nuôi cũng đang trong giai đoạn bước đầu xây dựng, phát triển tích cực.

 

Diễn đàn kết nối doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao EuroCham - tỉnh Bình Phước năm 2024 thu hút được các doanh nghiệp lớn trong nước và quốc tế tham gia như Nesdpice, De Heus, CP, Hùng Nhơn…
 
Tổng đàn heo hiện có 2.080.059 con, với 423 trại (trong đó có 287 trại có chuồng lạnh, kín chiếm 67,8% tổng số trại); tổng đàn gia cầm 10.289 nghìn con, chăn nuôi trang trại chiếm 63%; toàn tỉnh có 88 trại gia cầm (81 trại gà và 7 trại vịt), 66 trại chăn nuôi công nghệ chuồng lạnh, kín, tự động hoặc bán tự động (chiếm 75% số trại gia cầm),... Có 06 vùng an toàn dịch bệnh đối với bệnh cúm gia cầm và Niu-cát-xơn trên gia cầm, đang tiếp tục triển khai xây dựng vùng chăn nuôi gia cầm tại huyện Phú Riềng, vùng chăn nuôi gia súc tại huyện Hớn Quản và thị xã Chơn Thành,...
Bên cạnh đó, tỉnh có 05 nhãn hiệu được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ gồm: Chỉ dẫn địa lý “Hạt điều Bình Phước”, “Hồ tiêu Lộc Ninh”, “Gà thả vườn Thanh Lương”, “Nhãn tiêu da bò Thanh Lương” và “Cao su Bình Phước”. Đồng thời, có 134 sản phẩm OCOP được xếp hạng từ 3 đến hạng 5 sao và có khoảng trên 260 chuỗi liên kết theo chuỗi giá trị đang hoạt động hiệu quả với 38 hợp tác xã tham gia,...
Ngành điều hiện có trên 1.400 cơ sở chế biến quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa, giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 50.000 lao động. Hỗ trợ 09 doanh nghiệp chế biến hạt điều được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Hạt điều Bình Phước” tham gia các hoạt động quảng bá sản phẩm, truy xuất nguồn gốc. Tư vấn, hướng dẫn cho 07 doanh nghiệp khác về thủ tục đăng ký sử dụng chỉ dẫn địa lý “Hạt điều Bình Phước”. Thu hút Công ty TNHH chế biến gia vị Nedspice xây dựng nhà máy thu mua, chế biến hồ tiêu với năng lực kho chứa khoảng 10.000 tấn. Hỗ trợ, hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng 09 cơ sở chế biến đạt tiêu chuẩn xuất khẩu chính ngạch đối với sầu riêng và chuối với công suất trung bình 40 - 160 tấn/ngày/cơ sở. Ngoài ra, còn thực hiện hỗ trợ các hợp tác xã về kho bãi, sân phơi để thực hiện chuỗi liên kết, tiêu thụ nông sản đạt hiệu quả.


Nhà máy chế biến gà xuất khẩu CPV FOOD có số vốn đầu tư 250 triệu USD, công suất thiết kế lên đến 100 triệu con/năm được đặt tại KCN Becamex Bình Phước
 

Tác giả: TCHC-TVDV

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ online
Thống kê
  • Đang truy cập3
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm1
  • Hôm nay1,005
  • Tháng hiện tại9,248
  • Tổng lượt truy cập474,107

442/TTXT-ĐTTMDL

Tham dự đặc sản Vùng miền

Thời gian đăng: 22/10/2024

lượt xem: 85 | lượt tải:43

424/TB-TTXT

Thông báo về việc trang trí gian hàng Triển lãm Vietnam FoodExpo 2024

Thời gian đăng: 10/10/2024

lượt xem: 64 | lượt tải:17

423/TB-TTXT

Thông báo về việc cung cấp báo giá thuê xe

Thời gian đăng: 10/10/2024

lượt xem: 55 | lượt tải:21

410/TTXT-ĐTTMDL

Mời tham dự triển lãm Quốc tế Công nghiệp thực phẩm năm 2024

Thời gian đăng: 10/10/2024

lượt xem: 65 | lượt tải:48

402/Ttr-TTXT

Tờ trình và Phúc đáp gửi Sở thông tin về Nâng cấp phòng họp trực tuyến

Thời gian đăng: 10/10/2024

lượt xem: 70 | lượt tải:30
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây